Co so ha tang la gi

 Khi có dự định đầu tư vào một bất động sản nào đó thì nhiều người thường quan tâm đến một số vấn đề cũng khá là quan trọng đó chính là cơ sở hạ tầng là gì? Đặc điểm cũng như các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực cần đầu tư. Bởi vì, khi nắm rõ được các vấn đề trên bạn có thể yên tâm hơn trong việc đầu tư cũng như có thể dự đoán được khả năng sinh lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn đầu tư. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn cơ sở hạ tầng là gì? Bài viết sau đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ những nội dung chi tiết về cơ sở hạ tầng để các bạn có thể tham khảo.

Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.

Cơ sở hạ tầng xét trên phương diện hình thái đó chính là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, các công trình công cộng: trường học, bệnh viện…hệ thống thủy lợi, lực lượng lao động tri thức… Dựa trên cơ sở có sẵn và luôn được duy trì, phát triển ở các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.  Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng cơ sở hay hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật.

Cơ sở hạ tầng xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì đây chính là một loại hàng hóa công cộng, dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.

Cơ sở hạ tầng xét trên phương diện đầu tư thì đó là sản phẩm, kết quả của quá trình đầu tư qua nhiều thế hệ được gom góp lại. Đây được xem là một bộ phận giá trị giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia và được đầu tư nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.

 Tóm lại: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật… nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất vừa có yếu tố phi vật chất đồng thời cơ sở hạ tầng cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của toàn xã hội.

co-so-ha-tang-la-gi

Phân loại các cơ sở hạ tầng

Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

        Một bộ phận thuộc những ngành khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa thì được gọi là cơ sở hạ tầng kinh tế. Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm hệ thống đường xá,  cấp thoát nước, giao thông vận tải, bến cảng, sân bay…

        Một bộ phận thuộc những lĩnh vực khác nhau đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động xã hội, văn hóa và đời sống của con người thì được gọi là cơ sở hạ tầng xã hội như các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, các công trình công cộng…

        Một bộ phận thuộc những lĩnh vực khác nhau phục vụ cho việc giữ gìn, cải tạo và bảo vệ môi trường sống thì được gọi là cơ sở hạ tầng môi trường. Chẳng hạn như các công trình bảo vệ đất, rừng, biển, công trình phòng chống thiên tai, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…

        Một bộ phận đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực an ninh và quốc phòng thì được gọi là cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng.  Cơ sở hạ tầng này bao gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…

 Theo các ngành kinh tế quốc dân

Cơ sở hạ tầng theo các ngành kinh tế quốc dân sẽ được phân theo các ngành như: xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bưu chính, năng lượng, thủy lợi, văn hóa xã hội…

Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư

Cơ sở hạ tầng theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư sẽ được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng đồng bằng, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, …

Theo cấp quản lý

Cơ sở hạ tầng theo cấp quản lý sẽ được chia thành các cấp do trung ương hoặc do địa phương quản lý, cụ thể:

        Cơ sở hạ tầng có quy mô lớn sẽ do trung ương quản lý bao gồm sân bay, hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, bến cảng,…

        Các cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã sẽ do địa phương quản lý bao gồm: cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, cầu đường, kênh rạch, …

Nhờ vào cách phân loại này mà trách nhiệm cũng như tính chủ động của các cấp chính quyền được xác định rõ hơn và nâng cao hơn trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào việc phân loại này để có được biện pháp quản lý và sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

Nguồn bài viết: https://tranducphu.com/co-so-ha-tang-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trinh quan ly van hanh toa nha

Can Ho HausNima Quan 9

Chu dau tu Khang Dien